Bài đăng

ĐÂY MỚI LÀ SỨ MỆNH CỦA NHÀ GIÁO!

Đây là một câu chuyện có thật trong lịch sử. Tại một trường trung học ở Mỹ, có một lớp học nọ với 26 em học sinh cá biệt. Những em học sinh trong lớp học này đều có tiểu sử không mấy hay ho: em từng tiêm chích ma túy, em từng vào trại cải tạo, thậm chí có một học sinh nữ mà trong một năm đã phá thai tới 3 lần. Gia đình đều chán nản và đã buông bỏ chúng, các thầy cô giáo trong trường thậm chí cũng coi chúng là đồ bỏ đi. Tưởng chừng cuộc sống đã hết hi vọng thì một ngày kia, Phila, một cô giáo mới về trường đã tình nguyện làm chủ nhiệm của những đứa trẻ hư hỏng này. Khác với suy đoán của bọn trẻ, trong ngày đầu tiên nhận lớp, Phila đã không hề quát nạt hay ra oai với chúng. Trong chiếc đầm lụa màu xanh nhạt, mái tóc màu nâu hạt dẻ búi cao, Phila bước nhẹ lên bục giảng. Cô dịu dàng nhìn xuống lũ trẻ một lượt rồi cất tiếng với vẻ trầm ngâm: “Cô sẽ kể cho các em nghe về quá khứ của 3 người đàn ông khác nhau: Người thứ nhất đã từng có những vụ bê bối về chính trị, rất tin vào y thuật của thầ

DUYÊN CỦA TÌNH TA CON GÁI BẮC

  ta sẽ về thương lại nhánh sông xưa thương lại bóng hình người năm năm trước… em nhớ giữ tính tình con gái Bắc nhớ điêu ngoa nhưng giả bộ ngoan hiền nhớ khiêm nhường nhưng thâm ý khoe khoang nhớ duyên dáng, ngây thơ… mà xảo quyệt! ta sẽ nhớ dặn dò lòng tha thiết nên vội vàng tin tưởng chuyện vu vơ nên yêu đương bằng gương mặt khờ khờ nên hùng hổ… để đợi giờ thua thiệt! nghe nói em vừa thi rớt luật môi trâm anh tàn héo nụ-xa-vời mắt công nương thầm khép mộng-chân-trời xin tội nghiệp lần đầu em thất vọng! (dù thật sự cũng đáng đời em lắm rớt đi Duyên, rớt để thương người!) ta – thằng ôm hận tú tài đôi không biết tìm ai mà kể lể chim lớn thôi đành cam rớt lệ ngày ta buồn thần thánh cũng thôi linh! nếu vì em mà ta phải điên tình cơn giận dữ đã tận cùng mê muội thì đừng sợ, Duyên ơi, thiên tài yếu đuối tay tre khô mối mọt ăn luồn dễ gãy dòn miểng vụn tả tơi xương khi tàn bạo siết cổ người yêu dấu! em chẳng bao giờ rung động cũ ta năm năm nghiệt ngã với tình đầu nên trở về như một con sâu l

MUỐN THÀNH CÔNG, PHẢI “ĐỘC ÁC” VỚI CHÍNH MÌNH

Hình ảnh
Người Mỹ có một câu ngạn ngữ: “The Lion and the Tiger may be more powerful, but the Wolf does not perform in the circus.” Tức là: “Hổ và Sư tử có thể mạnh hơn, nhưng bạn sẽ không bao giờ thấy Sói trình diễn trong rạp xiếc.” Nó xuất phát từ một thực tế mà chắc hẳn nhiều người cũng nhận ra. Trên đời có đủ loại xiếc thú: hổ, sư tử, gấu, thậm chí là cá, hải cẩu… Nhưng rất hiếm khi thấy sói bị bắt đi nhảy dây bao giờ. Một thợ săn kỳ cựu nhất khi vào rừng cũng phải lo sợ khi gặp sói hơn là gặp phải hổ báo hay sư tử. Lý do là bởi, loài sói luôn sống theo bầy đàn, chúng có một tinh thần tập thể đáng ngạc nhiên, khả năng tuân theo mệnh lệnh, săn mồi có tổ chức kết hợp với khứu giác nhạy bén, cơ thể linh hoạt và bản tính hung ác, con mồi bị chúng nhắm tới hầu như đều bỏ mạng, không có nhiều cơ hội chạy thoát. Cho nên, dù sư tử vô cùng oai hùng, hổ là chúa sơn lâm, nhưng loài sát thủ rừng xanh mới được biết tới là kẻ đi săn gan lỳ và dẻo dai bậc nhất. Để làm được điều này, không thể bỏ qua công s

Các nhà ngôn ngữ học ơi ời, bận ngủ hở ?

ành rằng ngôn ngữ (trong đó có tiếng Việt) luôn vận động, phát triển, đổi thay, mỗi thời mỗi khác (như ông hàng xóm nhà tôi bẩu, chế độ còn thay đổi được, huống chi ngôn ngữ) nhưng không phải cứ đổi lung tung xòe, loạn cào cào như xứ ta thời nay rồi biện bạch là phát triển. Ngày xưa, cụ thể là thời phong kiến, rồi kế tiếp là thời thuộc Pháp, ngôn ngữ được dùng rất chuẩn mực, mọi cách tân, thay đổi đều phải hết sức hợp lý, có cơ sở thì mới được chấp nhận. Ngôn ngữ đã đạt được sự trong sáng, chính xác, chuẩn, cả cộng đồng thừa nhận. Thời ấy, những người trong bộ máy cầm quyền hầu hết đều học hành bài bản, trình độ cao, nắm chắc ngôn ngữ. Họ viết một chữ, dùng một từ, đặt một câu, diễn đạt một ý… đều rất cân nhắc. Rồi những người sống bằng việc sử dụng ngôn ngữ, như nhà báo, nhà văn đều là tấm gương về sự chuẩn mực dùng tiếng Việt mặc dù họ thông thạo chữ Hán hoặc tiếng Pháp, tiếng Anh. Không cần phải ai đó kêu gào “giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt”, gần như mọi người, kể cả người học

Thói "ăn" nết "ở" của người Việt qua cách nói

Không biết có phải do hoàn cảnh thiếu ăn thiếu mặc từ xa xưa, mà người Á đông nói chung, người Việt nói riêng, đặc biệt quan tâm tới miếng ăn. Ăn không phải chỉ để sinh tồn, mà còn để hưởng thụ: Ăn đứng đầu tứ khoái. Ăn cho sướng miệng cái đã, mấy chuyện khác tính sau. Ở đâu lúc nào, một mình hay nhiều mình, cũng thấy ăn. Thui thủi, trơ trọi ở nhà, lục lọi coi có cái gì ăn cho đỡ buồn. Ra đường, đi chơi hay lo việc, trước hay sau gì cũng phải kiếm cái gì dằn bụng. Ăn sáng, ăn trưa, ăn chiều, ăn tối, ăn khuya. Vì vậy, trong tiếng Việt có vô số động từ đôi đi chung với "ăn". Điểm này không thấy có trong ngôn ngữ của các dân tộc khác. Nhưng "ăn" nhiều khi lại không có nghĩa là "ăn", mới lạ! Tụ họp đình đám, lễ lạt giỗ tết, người mình nói "ăn cưới", "ăn tết", "ăn giỗ", "ăn cúng", "ăn đám ma", … Từ "ăn" trong những nhóm chữ này rõ ràng là hành động đưa thực phẩm vào miệng, nhai rồi nuốt, không thoát đi

Không có thì giờ !

Người ta phỏng vấn một bà già gần 90 tuổi rằng nếu được sống lại cuộc đời đã qua một lần nữa, bà sẽ sống như thế nào? “Nếu được sống lại cuộc đời đã qua lần nữa- bà già nói- thì tôi sẽ dám…phạm nhiều sai lầm hơn. Tôi sẽ ngờ nghệch hơn là tôi đã ngờ nghệch trong cuộc đời này. Tôi sẽ thảnh thơi hơn, linh hoạt hơn. Tôi sẽ coi ít thứ nghiêm chỉnh hơn. Tôi sẽ trèo núi lội đèo nhiều hơn, bơi lội nhiều hơn…Tôi sẽ ăn nhiều…kem hơn. Dĩ nhiên tôi sẽ gặp nhiều rắc rối hơn nhưng tôi sẽ thực tế hơn là chỉ mơ mộng. Tôi sẽ bớt…lành mạnh hơn. Ôi, tôi đã có những khoảnh khắc của đời mình và tôi muốn có nhiều hơn những khảnh khắc đó, cái nọ nối cái kia, cái nọ tiếp cái kia thay vì tôi cứ sống để chờ đợi…Nếu tôi được sống lại cuộc đời đã qua lần nữa tôi sẽ đi chân không nhiều hơn, sẽ bớt mang theo dù và dầu nóng, bình thủy các thứ…Tôi sẽ hái nhiều hoa cúc hơn…”. Thỉnh thoảng có lẽ ta cũng nên tự hỏi mình một câu như vậy. Có phải ta cũng thường sống trong nhớ tiếc hoặc đợi chờ, mà quên đi cái quà tặng quý

Món quà Giáng sinh - MỘT TRUYỆN NGẮN CỦA O. HENRY

Đôi vợ chồng trẻ Della và Jim sống nghèo nàn nhưng rất hạnh phúc trong con hẻm Rue du Chemin Vert ở phố Paul Bert. Đã hơn nửa tháng qua hai người đều suy nghĩ sẽ mua quà gì để tặng nhau nhân Mùa Giáng sinh năm nay… Della đã đếm đi đếm lại đến 3 lần, cũng chỉ được có 1 đô la 87xu, mà ngày mai đã là lễ Giáng Sinh rồi, Della muốn mua cho chồng một món quà. Để có được món tiền nhỏ này, nàng đã chắt bóp bòn góp mãi suốt nhiều tháng qua. Della tự dưng thấy tủi thân, ngồi trước tấm gương cũ trong căn phòng nghèo nàn mà thút thít khóc. Della biết có hai món đồ mà Jim, chồng của cô rất hãnh diện với mọi người: một là chiếc đồng hồ quả quít do ông nội truyền cho cha chàng rồi đến đời của chàng; hai là mái tóc kiều diễm đổ dài đến tận đầu gối của Della. Biết làm sao bay giờ, ngập ngừng trong giây lát, nàng quyết định chải lại mái tóc vàng óng, vấn gọn lên cao, đội chiếc mũ vào, lấy áo choàng, gạt giọt lệ trên khóe mắt rồi bước ra khỏi nhà. Bên ngoài trời mùa đông rét buốt da…..

"BỐ CHO CON CÁI GÌ?"

Hình ảnh
  "Con không đi cái xe đấy đâu, xấu hổ lắm, bạn bè con toàn đi xe ga, mẹ mua xe ga con mới đi….” Câu chuyện của hai mẹ con cự nự nhau sau lưng trong quán cafe trưa nay làm tôi bất giác có một chút buồn, nhưng rồi lại chợt cảm thấy ấm lên một niềm vui khi nghĩ về một câu chuyện tương tự của bố con tôi hơn 10 năm về trước. "Bố cho con cái gì?" - Nhớ một thời trẻ trâu, tôi đã có đủ "dũng cảm" hỏi cha mình câu đó, lần đầu tiên và cũng là duy nhất. Đó là một ngày không lâu sau khi nhận tin đỗ vào đại học. Một cuộc trò chuyện rất nghiêm túc và thẳng thắn giữa hai người đàn ông. Bố tôi trả lời một cách không thể bình thản hơn "Bố mẹ bố cho bố cái gì, bố sẽ cho lại con cái đó: một lý lịch trong sạch để con không bao giờ phải xấu hổ về bố và một sự giáo dục tốt nhất trong khả năng của mình. Con có khả năng học đến đâu bố sẽ hỗ trợ đến đó. Hết" Tôi, hơi sốc, nhưng vẫn nghĩ đó chỉ là câu nói "lên dây cót" cho chàng sinh viên mới. Và rất tiếc là bố tôi

Trong giấy khai sinh, tên tôi có chữ "thị" đứng trước nhưng tôi lại ngỗ ngáo như một thằng con trai.

Hình ảnh
Không biết bao nhiêu lần hàng xóm đã sang nhà tôi kêu ca với mẹ rằng tôi đá bóng với bọn con trai làm vỡ ngói nhà họ, rằng tôi đầu têu cho lũ nhóc trong xóm trèo tường hái trộm trái cây, rằng tôi bày trò hun lửa nướng dế làm cháy mất cái lều canh vịt ngoài đồng. Những lúc như vậy, mẹ nhìn tôi thở dài sườn sượt: - Con gái con lứa nói bao nhiêu lần rồi mà vẫn chứng nào tật nấy. Có lần bố bực quá lấy cái roi mây to như ngón tay cái vụt vào chân tôi đau điếng. Tôi bặm môi cố không rơi nước mắt còn mẹ lại khóc nấc lên. Bị ăn đòn, tôi ngoan ngoan được vài hôm rồi con ngựa bất trị trong tôi lại nổi loạn. Bố cũng chẳng thèm đánh đòn tôi nữa còn mẹ lắc đầu bất lực trước một đứa con gái đang tuổi dở ương, dở chín. Bố đi làm công xa, chỉ có mẹ ở nhà nên tôi càng được thể quậy phá tợn. Một ngày cuối hè, sau khi ngụp lặn dưới sông đỏ hoe hai tròng mắt, tôi lên bờ định lùa trâu về thì một đứa trong đám con trai nhìn tôi thách đố: - Có giỏi thì đứng trên lưng trâu nhảy xuống đi. Bọn con trai đổ dồn m